Trước khi tung một sản phẩm mới hay xâm nhập vào thị trường mới, các doanh nghiệp muốn thành công đều phải thực hiện quy trình nghiên cứu thị trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay 6 bước nghiên cứu thị trường cơ bản dưới đây.

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ?

Nghiên cứu thị trường được hiểu là một quá trình thu thập, phân tích, xử lý các thông tin liên quan đến một nhóm người nhất định (Khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu,…) nhằm thấu hiểu hành vi của họ.

Từ những thông tin nghiên cứu được sẽ giúp các nhà lãnh đạo có thể đưa ra quyết định, chiến lược về nhóm người vừa nghiên cứu.

Quy trình nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Cũng tùy vào mục đích của doanh nghiệp, đó có thể là phát triển 1 sản phẩm mới, là xâm nhập vào thị trường hay thực hiện một chiến dịch truyền thông mà phương pháp nghiên cứu thị trường là khác nhau. Nhưng dù là mục đích nào đi chăng nữa thì quá trình nghiên cứu thị trường được coi là cần thiết và quan trọng. Bởi nó sẽ giúp các nhà quản trị nắm bắt đầy đủ các thông tin nhu cầu, xác định chiến lược phù hợp và từ đó sẽ mang lại hiệu quả cao.

Nếu doanh nghiệp bỏ qua quá trình nghiên cứu thị trường hoặc nghiên cứu hời hợt thì các quyết định đưa ra có thể sẽ mang lại rủi ro cao. Điều này kéo theo hậu quả không lường, nó có thể là chiến dịch thất bại, lãng phí nguồn lực.

Để kết quả nghiên cứu mang tính chính xác và có hiệu quả cao, chúng tôi xin chia sẻ 6 bước cơ bản để thực hiện nghiên cứu thị trường trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CƠ BẢN GIÚP DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG

Bước 1: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Việc nghiên cứu thị trường có ích cho doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào việc các nhà quản trị có xác định đúng đắn mục tiêu của cuộc nghiên cứu này. Đây được xem là bước cần thiết trong mọi quy trình nghiên cứu thị trường.

xac-dinh-muc-tieu-cua-doanh-nghiep

Hiểu được các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, mục tiêu cần đạt được một cách rõ ràng sẽ giúp quá trình nghiên cứu thị trường tập trung và đạt hiệu quả cao.

Bước 2: Đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp

Sau khi đã xác định được mục tiêu nghiên cứu của doanh nghiệp, bước tiếp theo các nhà quản trị cần đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp. Các phương pháp có thể là:

– Điều tra, khảo sát: Công cụ thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp này đó chính là bằng hỏi để thăm dò ý kiến thông qua các vấn đề: sự hài lòng, thị hiếu, kiến thức sản phẩm, dịch vụ, ý kiến về giá thành,…Các cuộc khảo sát mẫu sẽ tiến hành trên một nhóm đối tượng khách hàng mẫu, là đại diện cho các thị trường mục tiêu xác định ở trên. Quy mô nhóm khách hàng này càng lớn thì kết quả thu được càng chính xác và đáng tin cậy bấy nhiêu.

– Phỏng vấn nhóm trọng điểm: Đây là phương pháp mời một nhóm người tham gia thảo luận về sản phẩm, dịch vụ, hoặc nhận thức của họ về công ty, vấn đề cụ thể,..theo hướng dẫn của một người trung gian đã định hướng. Người trung gian sẽ sử dụng chuỗi các câu hỏi được soạn sẵn hay lựa chọn các chủ đề để dẫn dắt cuộc thảo luận giữa một nhóm người.

– Phỏng vấn cá nhân: Cũng tương tự như phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân sẽ lựa chọn các câu hỏi mở có tính chất tìm hiểu sâu. Tuy nhiên, với phương pháp này đòi hỏi người dẫn dắt phải khéo léo, tạo được thiện cảm với người phỏng vấn, bởi phần lớn khách hàng sẽ ngại chia sẻ với người lạ.

– Phỏng vấn khách hàng không hài lòng: Việc lựa chọn những khách hàng không hài lòng về sản phẩm của bạn để phỏng vấn là một cách thức để thu thập nhiều thông tin hữu ích hơn. Bởi khách hàng tiềm năng là những người cho bạn biết họ muốn gì, nhưng chưa có gì đảm bảo họ sẽ bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn. Những khách hàng hài lòng, họ có thể cho bạn biết họ đang chờ đợi gì từ sản phẩm của bạn, nhưng thông thường thì những chờ đợi này bạn đã có dự đoán từ trước. Nhưng với những khách hàng không hài lòng, họ sẽ giúp bạn chỉ ra điểm yếu, không thỏa đáng, thiếu sót của sản phẩm bạn đang cung cấp.

phương pháp nghiên cứu phù hợp

– Quan sát trực tiếp: Quan sát những sản phẩm khách hang đang mua, đang sử dụng để thấy rõ cách thức họ mua sắm và sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Hãy là nhân viên bán hàng để có điều kiện tốt nhất nghiên cứu bằng phương pháp này.

– Thử nghiệm: Đây là cách đưa sản phẩm mới của bạn vào một vài cửa hàng để thử nghiệm, ghi nhận phản ứng của khách hàng trong các điều kiện bán hàng thực tế. Việc này sẽ giúp bạn hoàn thiện được sản phẩm, cải tiến bao bì, thay đổi giá cả phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn.

Bước 3: Thiết kế công cụ nghiên cứu thị trường

Tùy vào phương pháp chọn lựa để nghiên cứu ở bước trên mà có thể thiết kế công cụ nghiên cứu thị trường phù hợp.

Công cụ nghiên cứu thị trường

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp bạn lựa chọn phương pháp thử nghiệm thì bạn cần tìm hiểu, lựa chọn cửa hàng phù hợp để dễ dàng có thể theo dõi phản ứng của khách hàng trong thực tế. Mặc khác, nếu doanh nghiệp chọn phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát thì nhà quản trị phải liệt kê và thiết kế một bảng các câu hỏi trực tiếp/online.

Bước 4: Thu thập thông tin

Trong quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu thị trường, mọi câu trả lời, thắc mắc, thái độ hành vi của khách hàng đều được thu thập và ghi lại một cách chi tiết, đầy đủ.

Thu thập thông tin

Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu

Từ những thông tin thu thập được, các nhà quản lý sẽ tiến hành tổng hợp, thống nhất và hoàn chỉnh. Thông qua đó tiến hành phân tích dữ liệu và đưa ra một kết quả chính xác, phân loại từng khách hàng cụ thể.

Bước 6: Minh họa dữ liệu và trình bày kết quả

Đây là bước cuối cùng sau khi đã phân tích dữ liệu của quy trình nghiên cứu thị trường, bạn tiến hành trình bày về cả quá trình nghiên cứu cũng như kết quả thu được để trả lời câu hỏi đưa ra ngay từ bước 1. Các thông tin, dữ liệu thu thập được phải được biểu thị một cách khoa học, logic và dễ theo dõi.

trinh-bay-ket-qua-nghien-cuu-thi-truong

Nói chung, nghiên cứu thị trường là một quá trình quan trọng giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp. Chỉ với 6 bước cơ bản của quy trình nghiên cứu thị trường giúp bạn xác định đó là rủi ro, cơ hội khi tiến vào một thị trường mới, khả năng thu hút khách hàng tiềm năng hay thậm chí mang đến sự thành công cho cả một chiến dịch.

Hãy truy cập ngay website pmbk.vn hoặc fanpage Phần mềm Bách Khoa để cập nhật nhiều tin tức hay trong quản lý doanh nghiệp.

Leave a Comment